Cơ sở hạ tầng Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Pháp_thuộc

Để phục vụ mục đích khai thác thuộc địa người Pháp xây dựng khá nhiều cơ sở hạ tầng tại Việt Nam như hệ thống đường sắt, đường bộ, cảng biển, sân bay, điện tín, các thành phố lớn...

Năm 1881 Pháp khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho dài khoảng 70 km. Ngày 20 tháng 7 năm 1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ Ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến Ga cuối cùng tại Trung tâm Thành phố Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của hệ thống đường sắt Việt Nam. Đến tháng 5 năm 1886 toàn bộ các cầu trên tuyến đường sắt Sài GònMỹ Tho đã hoàn thành cho phép tàu chạy một mạch tới Mỹ Tho.

Ba mươi năm đầu tiên của thế kỷ XX, để thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, Pháp đã xây dựng một hệ thống đường sắt từ Bắc vào Nam nhằm phục vụ công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa của họ.[12] Đến năm 1936, người Pháp xây dựng xong đường sắt Bắc Nam với tổng chiều dài 2600 km[13] Từ 1900 đến 1935, Pháp đã sử dụng 145 triệu franc để lập đường xe lửa và 45 triệu franc để mở mang đường sá[14] Ngoài ra họ còn thiết lập hệ thống điện tín, hệ thống cảng biển, cảng sông với các cảng nổi tiếng, có quy mô lớn trong khu vực thời bấy giờ như Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng. Tóm lại, dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1890 đến năm 1945, Việt Nam có một giai đoạn phát triển hạ tầng giao thông toàn diện và cơ bản nhất trên quy mô toàn quốc với các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và cảng hàng không...phục vụ cho các hoạt động giao thương cho những năm sau này ở Việt Nam[13].

Rue Paul Bert, tức phố Tràng Tiền, nhìn về phía Nhà hát Lớn, Hà Nội, thời Pháp thuộc.

Bên cạnh đó người Pháp còn xây dựng các thành phố lớn từ những đô thị có sẵn như Hà Nội, Sài Gòn hay thành lập mới như Hải Phòng, Đà Nẵng... Hà Nội nằm giữa[15] đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tếvăn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một số nhóm người Hoa tị nạn triều Mãn Thanh tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn[16]. Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Đông Nam Bộ được sáp nhập vào cương vực Việt Nam.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Pháp_thuộc http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/view... http://laodong.com.vn/xa-hoi/70-nam-nan-doi-lich-s... http://www.vanhoanghean.com.vn/tap-chi/nhung-goc-n... http://www.vr.com.vn/thongtinchung_lichsupt.html http://kketoan.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn... http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/202... http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/li... http://hkhktcd.vn/hoi-khoa-hoc-ky-thuat-cau-duong/... https://www.wider.unu.edu/sites/default/files/WP20... https://web.archive.org/web/20100201074131/http://...